Căn cứ Kế hoạch số 2007/KH-UBND ngày 29/6/2021 của UBND tỉnh Long An về Kế hoạch bảo vệ môi trường tỉnh Long An - năm 2022;
Căn cứ Chương trình số 04-CTr/TU ngày 15/9/2020 của Ban chấp hành Đảng bộ thị xã thực hiện chương trình đột phá của Đại hội Đảng bộ thị xã Kiến Tường lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 - 2025 về huy động nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển thị xã Kiến Tường lên đô thị loại III;
Căn cứ Kế hoạch số 3033/KH-UBND ngày 02/10/2020 của UBND thị xã Kiến Tường về thực hiện Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ thị xã về việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ thị xã Kiến Tường lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020 – 2025;
Căn cứ Nghị quyết số 46/NQ-HĐND ngày 17/12/2021 của HĐND thị xã về phương hướng nhiệm vụ năm 2022.
UBND thị xã xây dựng Kế hoạch bảo vệ môi trường thị xã Kiến Tường năm 2022 như sau:
I. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2021
1. Tình hình triển khai, kết quả thực hiện công tác bảo vệ môi trường
Quán triệt, thực hiện nghiêm Nghị quyết của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường: Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56/KL-TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa; Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn; Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại; Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 14/10/2016 cảu UBND tỉnh Long An về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Long An;... Công tác chỉ đạo thực hiện và kiểm tra hoạt động bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã được quan tâm sâu sát, đảm bảo ban hành kịp thời các kế hoạch, chỉ đạo việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm năm 2021, đồng thời chấn chỉnh những tồn tại hạn chế nhằm phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ môi trường thị xã.
Kết quả thực hiện trong năm 2021: Chú trọng yêu cầu bảo vệ môi trường trong công tác thu hút đầu tư đến với thị xã; lồng ghép bảo vệ môi trường, ứng biến đổi khí hậu trong thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội thị xã; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền về bảo vệ môi trường; công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; xử lý khắc phục có hiệu quả ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong khu vực công ích (chôn lấp hợp vệ sinh hơn 25.600 tấn rác thải sinh hoạt tồn đọng tại bãi rác xã Bình Tân từ năm 2004, cải tạo duy trì công suất xử lý lò đốt rác hiện hữu); đầu tư xây dựng 61 bể thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) sau sử dụng trong nông nghiệp, tuyên truyền, vận động nông dân tham gia quản lý an toàn bao gói thuốc BVTV đã qua sử dụng trong nông nghiệp, tổ chức thu gom và tiêu hủy đúng quy định khoảng hơn 1 tấn rác bao bì thuốc BVTV; phát 5300 tờ rơi về bảo vệ môi trường, biến đổi khí hậu; Tổ chức quản lý chặt chất thải phát sinh tại các khu cách ly, bệnh viện dã chiến, khu vực phong tỏa trong phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn thị xã, hỗ trợ vận chuyển và xử lý rác thải lây nhiễm tại các khu cách ly, bệnh viện dã chiến từ hai huyện Tân Hưng và Vĩnh Hưng về xử lý tại thị xã; Đầu tư xây lắp Lò đốt chất thải y tế (công suất 60-70kg/giờ) tại Bệnh viện đa khoa Khu vực Đồng Tháp Mười; Quản lý sử dụng có hiệu quả kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ năm 2021 phục vụ công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn năm vừa qua. Tổng kinh phí được phân bổ là 5.175.000.000 đồng (Năm tỉ một trăm bảy mươi lăm triệu đồng).
2. Tồn tại hạn chế và nguyên nhân
- Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã vẫn còn những tồn tại, hạn chế, đó là: Hạ tầng kỹ thuật, môi trường ở các khu dân cư chưa đáp ứng yêu cầu, nước thải sinh hoạt chưa được thu gom, xử lý đảm bảo trước khi chảy ra sông, kênh rạch, đặc biệt là ở khu dân cư trung tâm thị xã có mật độ dân đông. Bên cạnh đó, tỉ lệ thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt còn thấp; tình trạng vứt rác thải bừa bãi còn xảy ra nhiều nơi trên địa bàn thị xã; năng lực xử lý chất thải rắn tại bãi rác tập trung thị xã (ấp Gò Tranh, xã Bình Tân) đang xuống cấp, chưa được đầu tư xây dựng ô chôn lắp hợp vệ sinh kịp thời có nguy cơ tái diễn tình trạng ô nhiễm môi trường cục bộ tại đây.
- Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế: Thiếu hụt vốn dẫn đến chưa đầu tư đúng mức cho hạ tầng kỹ thuật về môi trường; Công tác xã hội hóa trong bảo vệ môi trường chưa cao; Nhận thức trách nhiệm về công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường của một bộ phận người dân còn thấp, thái độ thờ ơ ỷ lại trông chờ vào cơ quan nhà nước. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa tự giác thực hiện nghiêm ngặt công tác bảo vệ môi trường theo quy định, còn mang tính chất đối phó...
II. KẾ HOẠCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NĂM 2022
Nhằm thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường trên địa bàn thị xã, khắc phục những nội dung còn tồn tại, không để xảy ra điểm nóng về môi trường, UBND thị xã đề ra Kế hoạch bảo vệ môi trường năm 2022, như sau:
1. Mục tiêu
Tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả đường lối chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường: Luật Bảo vệ môi trường năm 2020; Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 18/3/2013 của Chính phủ về một số vấn đề cấp bách trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày 31/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường; Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24/NQ-TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56/KL-TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị; Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa; Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn; Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 08/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại; Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 14/10/2016 của UBND tỉnh Long An về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách về bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh Long An; Kế hoạch số 3558/KH-UBND ngày 14/11/2021 của UBND tỉnh về quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến năm 2025; Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 13/01/2022 về việc ban hành Quy định giá tối da dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Long An; và các văn bản quy phạm pháp luật khác, các chỉ đạo của cơ quan cấp trên về thực hiện hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường.
2. Nhiệm vụ và giải pháp
Để đạt được mục tiêu nêu trên, trong thời gian tới UBND thị xã yêu cầu Phòng Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan, ban ngành, địa phương tập trung thực hiện các nhiệm vụ, như sau:
2.1. Hỗ trợ xử lý các điểm gây ô nhiễm môi trường bức xúc
- Tập trung quản lý chặt chẽ diễn biến môi trường tại bãi rác xã Bình Tân. Đầu tư xây dựng ô chôn lấp hợp vệ sinh mới đảm bảo giải quyết nhu cầu xử lý phát sinh tại bãi mỗi ngày.
- Tổ chức kiểm tra công tác thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn thị xã, xử lý dứt điểm các vấn đề ô nhiễm do rác sinh hoạt phát sinh trên địa bàn quản lý không hình thành bãi rác lộ thiên, điểm đen ô nhiễm mới về rác thải.
2.2. Phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường
- Tăng cường và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường, tiếp tục đầu tư xây dựng nâng cao hạ tầng kỹ thuật về môi trường nhất là đầu tư xử lý chất thải, xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái do trước đây để lại. Tăng chi ngân sách cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, tập trung giải quyết vấn đề môi trường bức xúc, tồn đọng kéo dài.
- Thực hiện quan trắc định kỳ tại các điểm nóng trên địa bàn thị xã: khu xử lý chất thải rắn, ao nước thải Bà Kén, vùng nuôi tôm thẻ chân trắng,... Cập nhật dữ liệu quan trắc môi trường nước mặt, nước ngầm, không khí, báo cáo chuyên đề về môi trường hàng quý, rà soát, đánh giá, đề xuất vị trí và tần suất quan trắc với Sở Tài nguyên và Môi trường đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Phối hợp với sở ngành tỉnh xây dựng, đưa vào hoạt động và thống nhất quản lý hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin môi trường, đa dạng sinh học và an toàn sinh học.
- Thực hiện điều tra, thống kê các nguồn thải, nguồn gây ô nhiễm trên phạm vi toàn thị xã và các cơ sở sản xuất, kinh doanh để quản lý thống nhất. Rà soát, cập nhật tình hình khai thác nước dưới đất trên địa bàn thị xã, tổ chức trám lắp giếng sinh hoạt tại khu vực đã có đường cấp nước tập trung đi tới.
- Trong công tác tiếp nhận đầu tư, kiên trì quan điểm chỉ tiếp nhận các dự án có thiết bị, công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại và thân thiện với môi trường, đảm bảo khoảng cách với khu vực dân cư xung quanh, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương; kiên quyết không cho đầu tư mở rộng đối với các dự án đầu tư không thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường; buộc di dời các cơ sở không tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, không phù hợp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.
- Tăng cường thực hiện công tác cấp giấy xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền, đảm bảo phù hợp quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của thị xã. Tổ chức hậu kiểm sau khi xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát phù hợp đối với từng nhóm đối tượng sản xuất, kinh doanh được phân chia theo danh mục mức độ ô nhiễm đang hoạt động trên địa bàn thị xã.
- Tăng cường các biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế chất thải.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra tình hình triển khai thực hiện công tác bảo vệ môi trường ở cấp cơ sở.
- Tiếp tục cũng cố và nâng cao kết quả thực hiện tiêu chí 17- về môi trường trong xây dựng nông thôn mới.
2.3. Quản lý chất thải
- Chủ động triển khai hoạt động thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt trên địa bàn thị xã theo định hướng của tỉnh tại Kế hoạch số 3558/KH-UBND ngày 14/11/2021 của UBND tỉnh về quản lý, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh từ năm 2021 đến năm 2025. Tiếp tục mở rộng mạng lưới thu gom rác thải sinh hoạt, triển khai ký kết hợp đồng dịch vụ giá thu gom, vận chuyển xử lý rác thải sinh hoạt (khu dân cư trung tâm đô thị có tỉ lệ ký hợp đồng đạt trên 80%). Tập trung thực hiện có hiệu quả Quyết định số 06/QĐ-UBND ngày 13/01/2022 về việc ban hành Quy định giá tối da dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, rác thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Long An.
- Thí điểm phân loại rác tại nguồn và xử lý chất thải rắn phù hợp tình hình thực tế địa phương và quy định pháp luật.
- Tiếp tục phát động và duy trì việc thực hiện phong trào chống rác thải nhựa tại các cơ quan, ban ngành, đoàn thể thị xã, các tổ chức, đơn vị sự nghiệp hoạt động trên địa bàn thị xã. Xem việc thực hiện là một trong những tiêu chí chính trong hoạt động thi đua hàng năm của từng cơ quan. Từng bước mở rộng việc thực hiện phong trào chống rác thải nhựa trong khối doanh nghiệp, công ty, nhà máy và nhân dân.
- Nâng cao công tác thu gom xử lý bao bì vỏ chai lọ, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón sau sử dụng trong nông nghiệp.
- Tiếp tục tranh thủ nguồn vốn trung và dài hạn lĩnh vực bảo vệ môi trường của tỉnh đồng thời kêu gọi xã hội hóa để đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt đô thị, nâng cấp xử lý bãi rác tập trung xã Bình Tân thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật về môi trường.
2.4. Bảo tồn đa dạng sinh học
- Lồng ghép nội dung bảo tồn đa dạng sinh học vào các chương trình tập huấn nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường cho cán bộ các cấp và cộng đồng địa phương.
- Tuyên truyền rộng rãi về bảo vệ đa dạng sinh học, phòng ngừa, ngăn chặn sinh vật ngoại lai, sinh vật biến đổi gen gây ảnh hưởng xấu đến môi trường trong các chương trình truyền thông về bảo vệ môi trường hàng năm.
- Điều tra, khảo sát, đánh giá và bảo tồn các giống loài động vật, thực vật, vi sinh vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng trong danh mục cần bảo vệ theo thẩm quyền của địa phương.
2.5. Tăng cường năng lực quản lý môi trường
2.5.1. Đẩy mạnh công tác truyền thông môi trường
Tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày về môi trường hướng vào chiều sâu nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho môi trường và cộng đồng. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật: Luật bảo vệ môi trường năm 2020 và các văn bản dưới luật, Luật Khí tượng thủy văn, Luật Đa dạng sinh học, Luật tài nguyên nước, Luật Biến đổi khí hậu... Thông qua nhiều hình thức phù hợp với điều kiện thực tế địa phương và yêu cầu phòng chống dịch bệnh Covid-19 (treo băng rôn, tờ rơi, hội nghị, hội thảo, tập huấn, tuyên truyền lưu động, ...) nhằm nâng cao nhận thức đối với cán bộ, công chức, viên chức, cộng đồng dân cư và nhất là các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thị xã.
Cung cấp các tài liệu tuyên truyền về bảo vệ môi trường nhằm hỗ trợ và đẩy mạnh hiệu quả của công tác truyền thông về bảo vệ môi trường. Từng bước xây dựng mạng lưới đội ngũ tuyên truyền viên về bảo vệ môi trường trên toàn địa bàn thị xã.
Triển khai kí kết và thực hiện các kế hoạch liên tịch giữ ngành tài nguyên và môi trường với Ban Tuyên giáo, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã, các tổ chức chính trị xã hội,... nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả tuyên truyền thực hiện bảo vệ môi trường. Tập trung xây dựng các mô hình bảo vệ môi trường, xử lý chất thải có hiệu quả
2.5.2. Đẩy mạnh xã hội hóa trong công tác bảo vệ môi trường
- Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, tái sử dụng, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường.
- Phát triển các phong trào quần chúng tham gia bảo vệ môi trường, xây dựng các mô hình tự quản về môi trường trong cộng đồng. Khen thưởng các điển hình tiên tiến về bảo vệ môi trường bằng những hành động cụ thể.
- Phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội, của cộng đồng trong việc cụ thể hóa các chủ trương chính sách pháp luật về môi trường, các nghị quyết kế hoạch thực hiện công tác bảo vệ môi trường đi sâu rộng vào quần chúng nhân dân.
- Bên cạnh đó, tiếp tục đầu tư thí điểm, nhân rộng một số mô hình mang tính hiệu quả cao nhằm hướng đến việc cộng đồng có thể tham gia và áp dụng vào trong đời sống sản xuất, sinh hoạt, xử lý chất thải,...
III. KINH PHÍ THỰC HIỆN
Kinh phí thực hiện từ nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường được phân bổ năm 2022.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Giao Phòng Tài nguyên và Môi trường chủ trì và phối hợp với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể thị xã, UBND các xã, phường triển khai thực hiện kế hoạch. Lập dự toán chi kinh phí sự nghiệp môi trường năm 2022 và trình Hội đồng nhân dân thị xã xem xét thông qua, hoàn thành trong tháng 1 năm 2022. Tổ chức triển khai thực hiện công tác truyền thông môi trường, phát hành các ấn phẩm truyền thông môi trường. Phối hợp với các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn thị xã thực hiện các chương trình liên tịch về truyền thông môi trường. Định kỳ, tổ chức sơ kết công tác phối hợp để đánh giá kết quả đạt được, nhận định các thuận lợi, khó khăn, rút ra bài học kinh nghiệm để có hướng cải thiện và đề xuất nhiệm vụ thực hiện cho các năm tiếp theo. Chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc công tác triển khai, báo cáo kết quả thực hiện về UBND thị xã, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu và kịp thời đề xuất các biện pháp giải quyết khó khăn vướng mắc nếu có để kế hoạch thực hiện đúng tiến độ và có hiệu quả.
2. Giao UBND các xã, phường căn cứ nội dung Kế hoạch và tình hình thực tế địa bàn quản lý chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện theo thẩm quyền quy định (cụ thể tại Khoản 3, Điều 168 Luật bảo vệ Môi trường năm 2020). Chịu trách nhiệm trước UBND thị xã nếu để phát sinh các khu vực ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn quản lý. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất (nếu có) gửi đến Phòng Tài nguyên và Môi trường để theo dõi, tổng hợp trình UBND thị xã báo cáo tỉnh.
3. Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thị xã tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức thành viên và Nhân dân tham gia hoạt động bảo vệ môi trường. Phối kết hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện truyên truyền sâu rộng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, vận động nhân dân tham gia các mô hình tự quản địa phương, tham gia sử dụng các dịch vụ bảo vệ môi trường hoặc thực hiện các mô hình bảo vệ môi trường, xử lý chất thải đã và đang đem lại hiệu quả thiết thực trên địa bàn thị xã.
4. Giao Phòng Tài chính – Kế hoạch thị xã căn cứ các nhiệm vụ, dự án về bảo vệ môi trường thị xã Kiến Tường năm 2022 được phê duyệt, đề xuất phân bổ kinh phí để triển khai hiện.