image banner
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tháng: 1
  • Tất cả: 1
Truyền thống văn hóa

Thị xã Kiến Tường là vùng đất có sự hiện diện của con người rất sớm, có niên đại vào khỏang 2.800 năm thuộc thời kỳ tiền sử. Đầu thời kỳ Óc Eo (tức là nền văn hóa Óc Eo Phù Nam) nhiều di chỉ đã tìm thấy ở Gò Gòn, Gò Hang, Gò Vĩnh Châu (huyện Tân Hưng), Gò Dung (huyện Tân Thạnh) Chùa Nổi (huyện Vĩnh Hưng) Gò Đế (thị xã Kiến Tường) có niên đại từ thế kỷ I – thế kỷ VIII sau công nguyên. Sau đó vùng đất này trải qua hàng thế kỷ - hoang sơ không người ở.

Vào đầu thế kỷ 18 Cha ông ta từ miền Trung lánh nạn chiến tranh, áp bức bóc lọt, phong kiến, đi tìm đất sống đến vùng đất này để khẩn hoang, từng nhóm cá thể, thời chúa Nguyễn. Vào cuối thế kỷ XVIII sau khi đánh bại nhà Tây Sơn các vua quan nhà Nguyễn tổ chức chiêu mộ dân từ miền ngoài, đưa vào đây khẩn hoang, lập ấp, lập đồn điền, giữa vùng đầm lầy hoang vu và hiểm trở.

Dân cư thị xã Kiến Tường và cả vùng Đồng Tháp Mười được hình thành và phát triển chủ yếu từ các hình thức di dân là chính. Dân cư có đức tính lao động cần cù, chịu khó với lao động nông nghiệp là nghề sản xuất chính, chiếm trên 70% lao động của nền kinh tế, lao động ngành nghề khác chiếm khoảng 30%.

Thị xã Kiến Tường với 20.428,20 ha diện tích tự nhiên, 64.589 nhân khẩu và có 08 đơn vị hành chính cấp xã, gồm (3 phường, 5 xã): Phường 1, phường 2, phường 3, xã Thạnh Trị, xã Bình Tân, xã Bình Hiệp, xã Tuyên Thạnh, xã Thạnh Hưng. Trên địa bàn thị xã có 06 dân tộc sinh sống (Kinh, Hoa, Khơ-me, Nùng, Mường, Thái), số nhân khẩu các dân tộc Hoa, Khơ-me, Nùng, Mường, Thái chiếm khoảng 0,0083%/tổng nhân khẩu trên địa bàn thị xã. Các tôn giáo chính ở thị xã  gồm: Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao đài, Hòa Hảo chiếm 0.09% dân số toàn thị xã.

Các ngành nghề truyền thống địa phương:

Kiến Tường có nhiều ngành nghề thủ công như: Nghề đóng ghe, nghề đương đệm bàng, nghề làm mắm, ủ nước mắm, nghề đương các dụng cụ bắt cá…đã tồn tại rất lâu và nuôi sống người dân.

Anh-tin-bai

 

(nguồn hình: https://dulichvietnam.com.vn)

a. Nghề đóng ghe, xuồng: Trong quá trình khai phá đất đai, với điều kiện của vùng sông nước, phương tiện giao thông đi lại, vận chuyển lương thực, thực phẩm, lại chuyên nghề đánh bắt thủy sản. Do đó, phương tiện giao thông đường thủy là cần thiết đối với mọi người, từ đó hình thành nghề đóng ghe lườn, xuồng ba lá không chỉ phục vụ nhân dân địa phương mà còn đáp ứng nhu cầu cho nhiều nơi khác. Nghề đóng ghe lườn Mộc Hóa có nét riêng cho sản phẩm mình và trong quá trình vận chuyển thủy sản đi tốc độ nhanh, nhảy sóng giỏi, chạy buồm tốt. đối với xuồng ba lá rất thuận lợi cho công việc giăng câu, đặt lọp, đi ruộng.

Anh-tin-bai

(Nguồn: Internet)

b. Nghề đương đệm bàng:

Câu ca dao:

"Em người con gái Bắc Chan,

Lấy chồng Tân lập, đêm đêm giã bàng"

Hay: "Anh đi ghe cá mũi son,

Để am đương đệm cho mòn ngón tay"

Những câu ca dao trên đã phản ánh sinh hoạt của vùng nông thôn ở vùng Đồng Tháp Mười khi xưa; chồng đi nghe, vợ ở nhà ngoài việc đồng áng còn thêm nghề đương đệm, là cách gọi chung nghề dùng cọng bàng phơi khô, đập dẹp để đương các đồ dùng như: đệm nằm ngũ, phơi lúa, làm buồm nghe, cà ròn dựng nông sản, bao đựng muối hoặc các loại khác như: nón, túi xách đi chợ, cặp học sinh, nốp để ngũ…Khác với dệt chiếu, đương đệm không dùng khung mà công cụ chủ yếu làm bằng tay, đôi bàn tay khéo léo của người đan quyết định tính thẩm mỹ của chiếc đệm được đương theo một người hoặc nhóm người tùy theo khổ đệm và sự phân công lao động của gia đình.

c. Nghề cá: Do nguồn cá ở Mộc Hóa  rất nhiều nên nghề đánh, bắt cá vùng này có nhiều hình thức:

 

Anh-tin-bai

 

(Nguồn: Internet)

Nghề đặt lọp: Lọp là dụng cụ dùng đặt cá phổ biến trên đồng, với nguyên tắc đặt ngược dòng nước chảy. Có 2 cách đặt lọp: đặt lọp lùi tức vén cỏ, đặt lọp xuống để lú đáp lợp lên cho cá vào không bị chết, hoặc đặt lọp có ven đăng (Đăng làm bằng tre dài khoảng 2m, thân tròn nhỏ, người ta dùng dây chạy để bện lại thành từng tấm dài), người ta thường cắm một hàng đăng dài từ 4 – 5m đặt 1 lọp. Lọp thường đặt bắt cá lóc, tôm, rắn…những người đặt nhiều lọp mỗi ngày giở khoảng 100 lọp.

 

Anh-tin-bai

 

(Nguồn: Internet)

Nghề đặt lờ: sau nghề lọp, nghề đặt lờ góp phần không nhỏ trong thu nhập của người dân, lờ thường được đặt ở luồng nước chảy, trên cánh đồng ngập nước, ở những vùng trấp nước cao khoảng 50 – 60 cm, lờ bánh ú thường bắt cá rô, cá sặt…Một hộ thường đặt vài trăm lờ, tuy số lượng cá ít nhiều nhưng số lượng lờ nhiều cũng thu nhập khá cao.

 

Anh-tin-bai

 

(Nguồn: Internet)

Nghề đặt xà di: là dụng cụ chuyên bắt cá rô, khi đặt xà di người ta móc một lỗ hoặc lấy gót chân ấn lỗ xuống đất, bỏ lúa vào lỗ rồi đặt xà di dựng đứng trên lỗ, khi cá rô vào ăn lúa xong, lên ngóp sẽ chui vào xà di. Xà di được bện bằng kẽm hoặc dây đồng nên việc di chuyển rất thuận lợi, khi chở trên xuồng, người ta lấy hom ra đè dẹp xà di xuống để chở được nhiều, không cồng kềnh, lúc đặt sẽ mở tròn gắn hom vào.

 

Anh-tin-bai

 

.(Nguồn: Internet)

Nghề đặt ống trúm: là dụng cụ chuyên bắt lươn, trúm thường đặt vào đầu mùa nước nổi hoặc mùa tát đìa. Đầu mùa nước nổi lươn theo nước để ăn trùn, dế ở độ sâu 4 – 5 tấc. Người đặt trúm phải theo nước, nước lên đến đâu đặt trúm đến đó, đặt trúm người dân sử dụng mồi cá hoặc trùn nấu nhồi với bùn đất, vo thành cục tròn, sao cho dẻo thấm nước, tan dần, ống trúm được chở bằng xuồng hoặc cộ để đi đặt và phải đặt hết ống trúm trước khi trời tối để sáng hôm sau đi giở.

 

Anh-tin-bai

 

(Nguồn: Internet)

Nghề chất chà: Khi mùa nước nổi kết thúc thì bắt đầu nghề chất chà, người ta thường chất chà thành hình chữ nhật hoặc hình vuông, to, nhỏ khác nhau tùy nơi. Có 2 cách chất chà: cắm những nhành chà xuống đất theo thứ tự hoặc làm khuôn bao quanh và ném những nhánh chà lộn xộn vào. Vào những ngày 10 hoặc 25 âm lịch lúc nước kém, người ta giở chà bắt cá. Khi nước vừa đứng, người ta dùng lưới bao quanh đóng chà lại, đem những nhánh chà ra, gom đăng hay lưới thành diện tích nhỏ và dùng vợt xúc cá đổ lên xuồng hoặc ghe, chất chà là nguồn thu hoạch cá rất lớn ở vùng Đồng Tháp Mười.

 

Anh-tin-bai

 

(Nguồn: Internet)

Nghề đóng đáy: Vào mùa lũ việc đóng đáy được thực hiện liên tục, do nước đổ về và mang theo nhiều cá các lọai nên nghề đóng đáy thu hoạch rất cao. Miệng đáy được đương rất to, chỉ túm lại dần ở phần đáy, cuối miệng đáy có đặt đục để hứng cá , bốn góc miệng đáy được cột vào cột đáy cắm ở sông bằng cây cao, có những thùng phuy làm bè đóng đáy thu được đủ loại cá, tôm, cua…khi mùa lũ là mùa cá linh rất nhiều nên người ta thường làm mắm và ủ nước mắm.

 

Anh-tin-bai

 

(Nguồn: Internet)

Nghề câu có nhiều loại: câu rê, câu nhấp, câu giăng, câu cắm…câu rê có cần bằng tre, trúc dài khoảng 3- 3,5m, có dây dài gấp 2-3 lần cần câu, lưỡi câu móc mồi nhái, cá nhỏ hoặc thằn lằn, câu nhấp cũng giống như câu rê nhưng dây ngắn hơn, thường câu ở bàu, đìa. Câu cắm: cần làm bằng tre, trúc dài trên dưới 1m, được cắm trên đồng hoặc theo các bờ đìa, ao. Câu giăng thường có đường dây dài, tùy theo nước và cá mà móc mồi khác nhau, lưỡi câu cũng thay đổi, người giăng câu phải có kinh nghiệm, không chỉ biết lúc nào nên sử dụng loại câu gì, mồi gì mà còn phải biết luồng, hướng cá đi.

Ngoài nghề đánh bắt cá còn có nghề giăng lưới, chày, và tác đìa, gác cu, bắt trích, cúm núm…cũng đem lại nguồn thu nhập.

Ngày nay, chỉ còn một số nghề còn tồn tại như: đan đệm, giăng lưới, giăng câu (mùa nước nổi), nghề chất chà…nhưng không nhiều trong các hộ dân vì lượng cá ít đi nhiều

image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
Thư viện ảnh